Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Mô hình SMART là gì? Lợi ích và cách ứng dụng mô hình

03/01/2023
BLOG

Mô hình SMART hiện là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng để xây dựng mục tiêu cho các cá nhân, phòng ban đạt kết quả tốt nhất. Giúp doanh nghiệp xác định chiến lược, vạch rõ mục tiêu và có hướng phát triển rõ ràng. Vậy Mô hình SMART là gì? Lợi ích và cách ứng dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Web miễn phí

Mô hình SMART là gì?

 

Trong các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả. Dựa vào đó mà các doanh nghiệp hay cá nhân có thể thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí:

  • Specific (Cụ thể)
  • Measurable (Có thể Đo lường được)
  • Actionable (Tính Khả thi)
  • Relevant (Sự Liên quan)
  • Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

Lợi ích và cách ứng dụng

Trong thời đại 4.0 thì việc ứng dụng mô hình smart để xây dựng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xác định, đo lường chính xác hiệu quả công việc, kế hoạch đã đề ra. Dưới đây là một số lợi của mục tiêu smart đối với doanh nghiệp

xem thêm: Footer là gì và các lưu ý quan trọng khi thiết kế footer website

Cụ thể hóa mục tiêu

Khi kết thúc 1 tháng, 1 quý, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên thường bắt đầu xây dựng những mục tiêu mới. Trong đó, rất nhiều doanh nghiệp sẽ xây dựng các mục tiêu cho quý mới tiếp theo. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa cụ thể hóa được các mục tiêu của mình và không có tính thực tế. Mô hình SMART sẽ giúp các doanh nghiệp cụ thể hóa mọi mục tiêu doanh nghiệp bằng các chỉ số đo lường cụ thể. Từ đó, giúp doanh nghiệp nhìn ra được bức tranh tổng quát, rõ ràng.

Tăng sự rõ ràng, chính xác của mục tiêu

Mô hình SMART cho bạn biết chính xác khi nào đạt được mục tiêu đó. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng biết được khi nào bạn đã thành công và khó trì hoãn. Bằng nguyên tắc SMART, nhà quản lý sẽ loại bỏ được các mục tiêu không phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Qua đó giúp doanh nghiệp sẽ có một định hướng, chiến lược mới với các mục tiêu đã được xác định.

 

Theo dõi tiến trình mục tiêu dễ dàng

Nếu như trước kia bạn khó có thể đo lường, theo dõi tiến độ mục tiêu của mình thì với mô hình SMART sẽ giúp bạn duy trì động lực và gắn bó. Bởi các mục tiêu SMART có thể đo lường được nên bạn sẽ nhanh chóng nhận ra khi nào bạn đang đi lệch hướng với mục tiêu đã đề ra để điều chỉnh lộ trình của mình.

Phù hợp với doanh nghiệp

Mỗi một bộ phận, phòng ban sẽ có một mục tiêu riêng và doanh nghiệp cũng vậy. Yếu tố Relevant (liên quan) của Smart sẽ giúp liên kết các mục tiêu riêng của phòng ban đồng nhất với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Khi mục tiêu của các phòng ban đồng nhất với mục tiêu doanh nghiệp thì sẽ tăng sức mạnh đoàn kết, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nhanh chóng.

Tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

Một lợi ích của của mô hình Smart là giúp nhân viên có định hướng rõ ràng trong công việc để hoàn thành mục tiêu đã được đề ra. Việc đặt mục tiêu theo mô hình SMART sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Qua đó, nhân viên sẽ có động lực làm việc hơn và đóng góp công sức vào thành công của doanh nghiệp.

Cách ứng dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu

Specific (S) – Cụ thể

Đầu tiên, việc xác định mục tiêu rõ ràng là điều vô cùng quan trọng. Mục tiêu của bạn phải cụ thể, nếu không, bạn sẽ không thể tập trung nỗ lực và thực sự có động lực để đạt được nó. Còn nếu nếu một mục tiêu quá “bay”, phi thực tế thì bạn sẽ không thể biết phải làm thế nào để đạt được nó.

Vậy chốt lại, nguyên tắc thứ nhất trong mô hình SMART là xác định mục tiêu, thu hẹp phạm vi để mục tiêu đó thật cụ thể và hiểu rõ các bước cần thiết để đạt được nó.

Để giúp thiết lập tính cụ thể cho mục tiêu, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn mong muốn đạt được cái gì?
  • Ai sẽ là người làm?
  • Làm thế nào để thực hiện và những chiến lược sẽ được sử dụng?
  • Mục tiêu này áp dụng ở đâu?
  • Khi nào mục tiêu này được hoàn thành?
  • Mục tiêu có đem lại một kết quả rõ ràng?

Measurable (M) – Có thể Đo lường được

Tiêu chí tiếp theo mà một mục tiêu theo mô hình SMART cần đạt được đó là Có thể đo lường được. Tính đo lường là cách dễ nhất cho bạn hiểu mình cần làm gì, làm như thế nào để đạt được chỉ tiêu nhanh nhất theo từng mốc thời gian cụ thể.

Actionable (A) – Tính Khả thi

Đặt ra mục tiêu đủ sức nặng sẽ tạo động lực thúc đẩy bản thân và mọi người làm việc, tuy nhiên nếu nặng quá sẽ thành áp lực lớn. Đó là lý do vì sao mục tiêu của bạn cũng cần phải thực tế, có tính khả thi và có thể đạt được.

Tính khả thi giúp nhà lãnh đạo nghiêm túc xem xét nội lực doanh nghiệp, khả năng hoàn thành công việc của các nhân viên, tiềm lực để bứt phá. Đây là động lực để mỗi thành viên trong công ty có thể cố gắng, thách thức giới hạn, đạt đến thành công.

Relevant (R) – Sự Liên quan

Chữ R này trong mô hình SMART có 2 trường phái dùng 2 từ khác nhau. Một là REALISTIC có nghĩa là Thực tế và số còn lại dùng từ RELEVANT nghĩa là Liên quan. Tuy nhiên, chúng đều có nghĩa chung là mục tiêu của doanh nghiệp thì phải có sự phù hợp với tầm nhìn chung, nó phải giải quyết được các vấn đề của các phòng ban khác đang gặp phải. Mục tiêu của từng nhân viên thì phải liên quan đến định hướng phát triển công việc, lĩnh vực chức vụ đang làm, phù hợp với mục đích phát triển công ty.

Time-Bound (T) – Thời hạn đạt được mục tiêu

Thời gian là yếu tố cuối cùng bạn cần phải thực hiện khi đặt mục tiêu theo phương pháp SMART. Một mục tiêu có tính thời gian cụ thể sẽ giúp nhà quản lý và đội ngũ nhân viên hoàn thành đúng các công việc theo một lịch trình rõ ràng.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Thiên Thanh

 

 

CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN THANH

Address: Tầng 1 T-Office 36 D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Hotline: 083.5546.839 

Website: Thienthanhtech.com

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan