Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Thẻ heading có ý nghĩa gì trong website? Thẻ heading là một trong những yếu tố quan trọng giúp tối ưu hóa Onpage. Nhưng để sử dụng thẻ heading hợp lý thì hầu như không phải ai cũng biết sử dụng. Thậm chí có nhiều người không phân biệt được thẻ title và H1 khác nhau ra sao hay hoặc cách để viết heading cho hiệu quả. Chính vì vậy, trong bài viết này Thiên Thanh sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu thẻ heading là gì cũng như cách đặt thẻ heading một cách hợp lý nhất.
xem thêm: TẢI FONT CHỮ CHO PHOTOSHOP ĐẸP, ĐẦY ĐỦ
Thẻ Heading còn được gọi là các thẻ H1, H2, H3, H4, H5, H6. Đây là thứ tự được sắp xếp trong bài viết theo mức độ giảm dần từ H1-H6.
Nếu hình dung bài viết là một cuốn sách thì thẻ H1 là tựa đề cuốn sách, các thẻ H còn lại là tiêu đề của từng chương, bài viết hoặc các mục lục nhỏ. Do đó, để tối ưu SEO nên sử dụng thẻ heading để công cụ tìm kiếm có thể nhận dạng đâu là tiêu đề, đâu là mục nhỏ thông qua việc sử dụng heading.
xem thêm: TẠI SAO KHÔNG NÊN DÙNG THEME WORDPRESS MIỄN PHÍ?
Heading cần đảm bảo có chứa thông tin hấp dẫn thu hút người dùng. Các tác giả thường dùng heading như công cụ mồi nhử khiêu khích sự tò mò của độc giả để họ đọc tiếp phần sau của câu chuyện. Tuy nhiên nên lưu ý rằng trọng tâm của heading nên dồn vào nội dung trong bài và cần đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu.
Cấu trúc heading rất quan trọng đối với khả năng tiếp cận, đặc biệt là với các đối tượng độc giả có vấn đề thị lực.
Do heading có dạng HTML nên screen reader (một phần mềm giúp xác định và giải thích những gì đang được hiển thị trên màn hình) có thể hiểu cấu trúc bài viết và đọc to lên để đối tượng độc giả quyết định có nên đọc toàn bài viết hay không.
Phần mềm này còn có chức năng nhảy từ heading này sang heading khác, hỗ trợ điều hướng độc giả. Việc tăng khả năng tiếp cận cho nhiều đối tượng độc giả cũng vô cùng có lợi cho SEO.
Sử dụng heading có thể cải thiện chất lượng bài viết, giúp độc giả dễ theo dõi và nắm bắt thông tin đồng thời tăng sức mạnh cho SEO. Ngoài ra heading còn giúp nhấn mạnh từ khóa chính (và từ đồng nghĩa của nó), đồng thời làm rõ nội dung mà trang truyền tải. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng heading khiến bài viết trong thiếu tự nhiên.
Muốn đặt heading đúng cách, bạn nên quan tâm đến độc giả nhiều hơn. Để giúp họ dễ dàng nắm bắt bài viết, heading làm tốt nhiệm vụ phân chia cấu trúc bài viết, chia rõ nội dung từng phần. Đây là lợi ích lớn mang lại cho SEO.
Có thể nói heading nắm giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng nội dung website. Một số vai trò có thể kể đến như:
Trước hết bạn cần check xem có bao nhiêu thẻ heading mỗi loại và xếp cụ thể ở những vị trí nào, với nội dung là gì. Để làm việc này cần sử dụng một số công cụ SEO phù hợp. Có 2 cách: tìm trong mã nguồn hoặc dùng công cụ SEO.
Bạn có thể kiểm tra phần này khá đơn giản mà không cần học về lập trình web. Trên trang đang xem, hãy nhấp chuột phải vào vị trí khoảng trống bất kỳ, rồi chọn View Page Source (với trình duyệt Chrome) sẽ mở phần Source Code.
Nếu không quen có thể bạn sẽ thấy hơi rối khi nhìn mã code. Đến bước này, hãy nhấn Ctr+F và gõ tên để tìm từng thẻ.
Cách này sẽ quan sát được chi tiết phần mã nguồn nhưng nhiều thông tin nên sẽ bị rối. Bên cạnh đó, do các thẻ heading nằm xen vào với các thẻ và yếu tố khác nên cũng khó nhận biết được cấu trúc tổng thể của các thẻ Heading.
Có một số công cụ SEO giúp kiểm tra thẻ Heading.
Đây là addon có thể set up trên FireFox hoặc Chrome.
Vào SEOquake => DIAGNOSIS => Headings => View others
Kết quả sẽ hiển thị như sau:
Trong trang kết quả hiển thị mở riêng, bạn sẽ thấy toàn bộ danh sách thẻ heading có trong trang. Công cụ này sẽ báo lỗi (Error) hoặc cảnh báo (Warning) nếu việc bố trí các thẻ không đúng.
Ví dụ: không đủ các thẻ chính h1, h2, h3 hoặc có đủ nhưng sắp xếp không đúng trật tự.
Bạn cần căn cứ vào điểm này để chỉnh sửa nội dung thẻ heading cho phù hợp nhất.
Đây là công cụ dành cho nhà phát triển, cũng là dạng addon cài đặt trên trình duyệt Chrome. Bạn có thể tải về và cài đặt để sử dụng.
Cách cài đặt và thực hiện như sau:
Web Developer -> Tab Outline -> Outline headings.
Có thể nhìn trên trang web xuất hiện các thẻ heading đúng như vị trí dòng nội dung của thẻ.
Vào trang Screaming Frog tải phần mềm bản miễn phí về sử dụng. Công cụ này giúp bạn check thẻ H1, H2 cùng nhiều yếu tố khác như Page, Title, Meta Description, Meta Keywords, Images…
Bản miễn phí phần mềm này cho check tối đa 500 URL. Bạn cần trả phí để kiểm tra nhiều hơn.
Phần lớn người dùng internet không biết code web, do đó, một số vị trí đặc biệt cần phải để thẻ H1, H2, H3… trên trang chủ để từ đó có thể yêu cầu người viết code thay đổi theo ý bạn. Việc thay đổi này là không thể với bạn, nhưng với các bạn Code thì lại quá dễ dàng với họ.
Như vậy, bài viết trên đã khái quát toàn bộ thẻ heading là gì, có tác dụng gì. Có thể nói thẻ heading đóng một vai trò quan trọng đối với người dùng mạng lẫn nhà đầu tư SEO. Vì vậy, việc quan tâm và tạo thẻ heading hiệu quả là việc làm cần thiết cho các chủ đầu tư SEO cũng như với các SEOer trong việc tối ưu hóa thẻ tiêu đề, giúp thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm.
Hy vọng bài viết của Sagano giúp các SEOer nắm rõ được cách tạo thẻ heading sao cho hiệu quả. Chúc bạn thành công với việc viết bài và tối ưu hóa website của mình!
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Thiên Thanh
CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN THANH
Address: Tầng 1 T-Office 36 D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Hotline: 083.5546.839
Website: Thienthanhtech.com
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM