Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

BĂNG THÔNG LÀ GÌ? ĐƠN VỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO BĂNG THÔNG?

21/12/2022
BLOG

Internet dần trở thành nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của mỗi người, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những thuật ngữ, khái niệm liên quan đến chủ đề này. Dưới đây là một số những khái niệm, kiến thức cơ bản liên quan đến internet, giúp các bạn hiểu rõ hơn về băng thông.

-BĂNG THÔNG LÀ GÌ? ĐƠN VỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO BĂNG THÔNG?-

 

Băng thông là gì?

"Băng thông (tên tiếng anh là bandwidth) là tốc độ tối đa mà trang web có thể truyền tải trong 1s. Hay nói cách khác, nó là dung lượng của liên kết mạng để truyền tải dữ liệu tối đa giữa website với người dùng tính trong 1 đơn vị thời gian."

 

 

Đối với website, băng thông mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người truy cập có thể upload và download giữa website với máy tính được tính trong 1 đơn vị thời gian. Đây chính là số lượng dung lượng tối đa bạn được phép truyền tải dữ liệu mỗi tháng trên website.

Băng thông được thể hiện bằng đơn vị bit/s (bps). Các mạng hiện nay thường có tốc độ lên tới hàng triệu bit/s hay (Mbps), có khi lên tới hàng tỷ bit/s hay (Gbps).

Đơn vị đo băng thông

Đơn vị đo băng băng được đo bằng bit/giây và biểu thị bằng bps. Tuy nhiên mạng ngày nay có băng thông lớn hơn rất nhiều với đơn vị nhỏ trước kia. Băng thông (Bandwidth) hiện nay được đo bằng Megabit/ giây (Mbps), Gigabit/ giây (Gbps) hoặc Terabit/ giây (Tbps). Định lượng như sau:

  •    1 Kilobit (1KB) = 1.000 bits. 
  •    1 Megabit (1MB) = 1,000 kilo = 1.000.000 bits. 
  •    1 Gigabit (1GB) = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits. 
  •    1 Terabit (1TB) = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.

Dưới Terabit còn có Petabit, Exabit, Zettabit và Yottabit cứ mỗi đơn vị lại gấp 10 đơn vị đo liền phía trước nó.

Hơn nữa, Bandwidth còn biểu thị bằng Byte/giây và ký hiệu Bps.
Ví dụ: 100 Megabyte (100MB) /s được biểu thị bằng 100 MB/s hoặc 100 MBps.

Phương pháp đo băng thông web

Đo băng thông web hay các mạng internet khác sẽ giúp đảm bảo tất cả các kết nối bị tính phí được hoạt động đúng thông số mà nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) đã cam kết. 
Đối với các hộ gia đình sử dụng internet, người dùng có thể tận dụng công cụ kiểm tra băng thông trực tuyến như DSLReports, để biết mức độ kết nối đã đúng với gói dịch vụ đăng ký với ISP chưa.
Đối với doanh nghiệp, người dùng nên sử dụng tiện ích Test TCP (TTCP), PRTG Network Monitor:

  • TTCP: Tiện ích này có khả năng đo được thông lượng mạng IP giữa 2 server. Trong đó, 1 server là bên nhận, server còn lại là bên gửi. Sau đó, mỗi máy chủ sẽ hiển thị số byte được truyền tải, cùng thời gian chuyển 1 chiều của gói tin. 
  • PRTG: Tiện ích giúp cung cấp biểu đồ, giao diện đồ họa một cách trực quan để thể hiện xu hướng của băng thông trong một khoảng thời gian dài. Chưa dừng tại đó, PRTG còn đo được lưu lượng giữa những giao diện khác nhau. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng 5 phần mềm đo băng thông web phổ biến sau để kiểm tra thông số Bandwidth:

1. LAN Speed Test (Lite)

Đây là phần mềm kiểm tra tốc độ mạng internet nổi tiếng và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.
Ưu điểm:
– Phần mềm thuộc dạng portable, tức là có thể chạy mà không cần cài đặt.
– Thao tác kiểm tra đơn giản, dễ sử dụng.
– Cho phép kiểm tra chi tiết các thông số internet như tốc độ, thời gian sử dụng, tốc độ upload, tốc độ download…
– Có tính năng trích xuất và in dữ liệu, phục vụ cho mục đích báo cáo.
– Dung lượng ít, chỉ 123kb.
– Hoạt động được trên các phiên bản Windows cũ như 2000 – 2007. 

2. Real Network Monitor

Phần mềm này yêu cầu máy tính phải cài đặt thì mới có thể sử dụng được. Đồng thời, máy tính bắt buộc phải có sẵn NET Framework.
Ưu điểm:
– Hoàn toàn miễn phí. 
– Dễ sử dụng.
– Dung lượng tương đối thấp, khoảng 3MB.
– Tương thích với hệ điều hành Windows XP đến Windows 8.
– Phần mềm hiển thị thông tin chi tiết về kết nối như tốc độ kết nối internet tại thời điểm kiểm tra, tốc độ download và upload hiện tại, tốc độ download và upload tối đa, dung lượng đã download và upload tính từ lúc kích hoạt phần mềm, dụng lượng download và upload trong ngày.

 

3. NetStress

Ưu điểm:
– Hoàn toàn miễn phí.
– Có khả năng kiểm tra tốc độ internet, cấu hình, benchmark hiệu năng. 
– Tự động kiểm tra IP người dùng.
– Hiển thị giao diện trực quan bằng đồ thị, kiểm tra các thông số của đường truyền internet theo thời gian thực.

4. NetIO-GUI

Đây là một phần mềm khá toàn diện để đánh giá băng thông web FPT, Viettel, VNPT; hệ thống mạng; máy chủ … 
Ưu điểm:
– Giao diện đơn giản. 
– Cho phép người dùng dễ dàng theo dõi kết quả kiểm tra trên cả máy chủ lẫn máy tính cá nhân. Đối với máy chủ, bạn chọn Start Server, rồi điền IP và chọn kết nối là TCP hay UDP để tiến hành kiểm tra.

5. PsPing

Đây là phần mềm thuộc nhóm PsTools – một bộ công cụ ping mạng nổi tiếng do Mark Russinovich phát triển.
Ưu điểm:

  • Cho phép kiểm tra kết nối mạng.
  • Hỗ trợ Ping mạng TCP.
  • Có tính năng kiểm tra tốc độ của các xử lý request I/O.
  • Đo băng thông web.
  • Hiển thị kết quả kiểm tra trên màn hình.
  • Cung cấp tính năng tạo biểu đồ, đưa vào bảng tính Spreadsheet.

Đối với cách đo băng thông web quốc tế, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp trên.

 

 

Băng thông web quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng sử dụng và khối lượng thông tin được truyền dẫn trong một website. Nếu bạn đã có website nhưng chưa tìm hiểu và tối ưu phần này, hãy bắt tay vào thực hiện ngay để các hoạt động online của minh được tối ưu hiệu quả.

Xem thêm: tại đây

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan